Giếng Cổ Champa Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm với phong cảnh hữu tình cùng lòng hiếu khách của người dân địa phương miền biển đảo đã và đang thu hút được tình cảm của du khách khắp nơi.

Giếng nướ ngọt Champa đã tồn tại trên đảo trên 200 năm

Cách Thành phố Hội An khoảng 20km đường biển, khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm còn ẩn chứa trong mình nhiều di tích lịch sử tiêu biểu mang đặc trưng văn hóa Chăm Pa.

Đặc biệt ấn tượng đối với người dân và du khách nơi đây vẫn là giếng cổ Chăm Pa đã tồn tại hàng trăm năm trên đảo cùng với biết bao huyền thoại.

Giếng cổ Chăm Pa đã được xếp hạng quốc gia vào năm 2006

1. Giếng thiêng ở đảo Cù Lao Chàm

Là một trong những di tích lịch sử lâu đời nhất ở trên đảo Cù Lao Chàm, Giếng cổ Chămpa là điểm đến thu hút hàng triệu du khách đến tham quan và khám phá. Đây không đơn giản là 1 điểm đến hấp dẫn, mà còn có nhiều câu chuyện truyền thuyết kỳ bí được người dân địa phương lưu truyền.

Giếng cổ Xóm Cấm tân Hiệp, Cù Lao Chàm

1.1 Giếng cổ Cù Lao Chàm ở đâu?

Giếng Chăm cổ Cù Lao Chàm hay còn gọi là giếng Xóm Cấm nằm tại ngã ba con đường bêtông của khu dân cư xóm Cấm, cách 500m về phía Đông Bắc là di tích Tiền Sa Huỳnh Bãi Ông, cách di tích khảo cổ Bãi Làng 300m về hướng Tây Nam.

Khách du lịch thích thú khi tham quan Giếng cổ Xóm Cấm

Khách du lịch thích thú khi tham quan Giếng cổ Xóm Cấm

1.2 Cách di chuyển đến Giếng cổ Champa

Sau khi đi ca nô cao tốc từ cảng Cửa Đại đặt chân đến Bãi Làng bạn chỉ cần hỏi giếng cổ của Xóm Cấm thì người dân sẽ tận tình chỉ đường cho bạn.

Còn nếu bạn đặt tour du lịch Cù Lao Chàm thì hầu hết các chương trình đều đưa khách tới đây tham quan, dừng chân tìm hiểu thông tin và sự tích của người xưa kể lại về sự tích của Giếng này.

1.3 Giếng nước ở Cù Lao Chàm có gì đặc biệt?

Người dân tại thôn Bãi Làng cho biết Giếng Chăm cổ ở Xóm Cấm là nguồn cung cấp nước ngọt dồi dào cho người dân trong khu vực.

Điểm đặc biệt là nước của giếng này không bao giờ cạn, cho dù là vào mùa khô kiệt nhất. Những năm 70 của thế kỷ trước, Cù Lao Chàm xảy ra hạn nặng, kéo dài hàng tháng trời, đất trên đảo trắng xóa, nứt nẻ.

Con người, cỏ cây đều khô kiệt vì không có nước, chỉ duy nhất giếng Xóm Cấm là không bị cạn. Nhờ có nguồn nước kỳ diệu này mà cả trăm người sống sót trong sự khốc liệt của tự nhiên.

Từ đó, giếng trở thành linh hồn của cả làng chài này, tất thảy người dân trong làng khi có lễ lạt, thờ cúng đều ra giếng múc nước đem về làm lễ.

1.4 Giếng nước thần Cù Lao Chàm chửa say sóng

Theo kinh nghiệm của người dân đảo thì nước Giếng Xóm Cấm cực kỳ hiệu nghiệm khi giải chứng bệnh say sóng. Nếu người nào đi từ đất liền ra Cù Lao chàm bị say sóng thì lấy nước Giếng Xóm Cấm nấu với lá rừng của Cù Lao Chàm (chỉ người dân địa phương mới nhận biết và thường hái loại lá này) thì uống vào là hết say sóng.

Vì vậy, đối với người dân trên đảo, giếng cổ Chăm-pa còn là biểu tượng của sức khỏe. Giếng cổ Xóm Cấm là di tích không thể thiếu trong hành trình tham quan tour ghép Cù Lao Chàm 1 ngày 

Tương truyền nước giếng cổ có thể chữa say sóng

1.5 Giếng thoát ế ở đảo Cù Lao Chàm

Người dân nơi đây còn tương truyền những người uống nước giếng cổ sẽ nhanh chóng tìm được tình yêu đích thực của đời mình. Nên những người độc thân tham gia tour du lịch Cù Lao Chàm thường tìm đến đây để xin uống nước, con trai uống 7 ngụm, con gái 9 ngụm nước thì sẽ có người yêu.

Ngoài ra, uống nước giếng này còn giúp người có thể sinh con theo ý muốn. Dù chỉ là truyền thuyết nhưng bất cứ ai cũng đều uống một nước giếng cổ hi vọng sẽ được man mắn, hạnh phúc từ nơi đảo ngọc.

Uống nước sẽ nhanh chóng tìm được tình yêu đích thực của đời mình

2. Quá trình xây dựng giếng cổ Champa

Giếng được xây dựng cách đây khoảng 200 năm, nằm trong khu dân cư Xóm Cấm, nên còn có tên gọi là Giếng Xóm Cấm. Với bốn bề là biển, nhưng đây là nguồn nước ngọt duy nhất trên đảo không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Điều kỳ lạ là nhiều người dân trên đảo đã thử đào giếng ở những vị trí khác nhau nhưng đều không thể nào tìm được mạch nước ngọt.

Giếng được xây dựng cách đây khoảng 200 năm

2.1 Di tích giếng cổ Champa Cù Lao Chàm

Giếng cổ này là một trong những di tích còn sót lại của người Chăm Pa trên đảo Cù Lao Chàm, Hội An. Theo các cụ cao niên sinh sống trên đảo, Cù Lao Chàm xưa chủ yếu là người Chăm sinh sống. Người Chăm xưa ,vốn hết sức nổi tiếng trong việc phát hiện mạch nước ngầm, cũng là những người hết sức kỹ lưỡng trong việc đào giếng.

2.2 Kiến trúc độc đáo của giếng cổ Cù Lao Chàm

Bằng kinh nghiệm của mình, họ đã tìm ra mạch nước ngọt giữa biển, đào đúng độ sâu và khơi thông nó. Đáng nói, mạch nước này luôn đầy quanh năm với nguồn nước ngọt dồi dào. Gạch được họ xếp chồng khít lên nhau mà không cần dùng vữa kết dính, tạo ra các kẽ hở để nước từ trong lòng đất chảy vào giếng thể hiện trình độ tay nghề cao.

Kỹ thuật xây dựng giếng là nguồn tư liệu quan trọng góp phần làm rõ thêm kỹ thuật xây dựng giếng Chăm ở Hội An cũng như sự kế thừa kinh nghiệm xây dựng giếng của cư dân Việt tại đảo.

Mặc dù chưa xác định được chính xác niên đại của giếng, song qua so sánh đối chiếu với các kiểu giếng Chăm (Giếng cổ Cù Lao Chàm) khác ở Hội An và vùng lân cận cũng như thông tin từ các nguồn tư liệu cổ thì các nhà chuyên môn cho rằng Giếng Xóm Cấm có thể đã được xây dựng cách đây khoảng trên 200 năm.

Giếng cổ Cù Lao Chàm mang đặc trưng của giếng Chăm Pa cổ. Với kiểu hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng hình vuông. Ở mỗi góc có một chậu vuông và diện tích khuôn viên của Giếng là 15m2. Đường kính miệng giếng là khoảng 1,2m độ sâu từ miệng giếng đến đáy giếng khoảng 5m. 

Lòng giếng xây gạch tô vữa vôi, được xây theo kiểu “vành khăn”. Tuy nhiên, trải qua quá trình sử dụng hàng trăm năm, người dân nơi đây đã cải tạo lại nền giếng và xây thêm gạch vữa ximăng lên thành giếng nên đã phần nào làm biến đổi cấu trúc.

Giếng cổ Cù Lao Chàm mang đặc trưng của giếng Chăm Pa cổ

2.3 Điểm dừng chân lấy nước của thương thuyền quốc tế khi đến Cù Lao Chàm

Cũng theo thông tin từ Trung tâm quản lý và bảo tồn di tích Hội An, từ những nguồn tư liệu thư tịch cổ mà trung tâm sưu tầm được, từ thế kỷ thứ 15 – 18, Cù Lao Chàm đóng vai trò quan trọng trên bản đồ hàng hải quốc tế ven Biển Đông.

Là điểm dừng chân quen thuộc của thương thuyền nhiều nước phương Tây lẫn phương Đông trên hải trình dọc theo các con đường hương liệu, tơ lụa, gốm sứ trên biển…

Và không ít thương thuyền chọn Cù Lao Chàm là điểm để tích trữ lương thực, mua bán nước ngọt… dành cho hành trình dài của mình. Giữa biển khơi, bốn bề nước mặn, một giếng nước ngọt đã tồn tại từ hàng trăm năm nay, không chỉ cung cấp cho cư dân trên Cù Lao Chàm mà còn mang đến sự sống cho nhiều tàu thuyền qua đây. Giếng Xóm Cấm đã được xếp hạng là di tích quốc gia vào năm 2006.

Khách tham quan không thể bỏ qua một ngụm nước ngọt mát lành của giếng cổ

2.4 Giếng cổ điểm tham quan thu hút khách tour du lịch Cù Lao Chàm

Du lịch Cù Lao Chàm, khách tham quan không thể bỏ qua một ngụm nước ngọt mát lành của giếng cổ nằm ở Xóm Cấm trên đảo Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Nhiều du khách còn xin mang một ít nước giếng về tặng cho người thân và gia đình như một món quà.

Với di tích này cùng với đời sống của người dân, du khách có thể cảm nhận được nền văn hóa đương đại kết hợp hài hòa cùng với văn hóa Chămpa và văn hóa cổ xưa của người Việt Nam. 

Cùng thưởng thức video Giếng cổ Champa Cù Lao Chàm tại đây bạn nhé!